Nhiều người sử dụng văn bằng do nước ngoài cấp, khi làm hồ sơ bổ nhiệm mới nhận ra các văn bằng này không có giá trị sử dụng trong nước. Để tránh tình trạng này, mọi người cần biết rõ quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam…

Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT vừa được Bộ GDĐT tạo ban hành, văn bằng do cơ sở giáo dục (CSGD) nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam bao gồm bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương… (gọi chung là văn bằng).

Công nhận văn bằng do CSGD nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

Văn bằng do CSGD nước ngoài cấp được công nhận khi người học hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận theo quy định tại thông tư này.

Người đề nghị công nhận văn bằng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng, cung cấp thông tin minh chứng để xác thực văn bằng gồm: Bản sao văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp; bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt; minh chứng thời gian học ở nước ngoài (nếu có); văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).

Văn bằng nào do nước ngoài cấp được công nhận tại Việt nam

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. Giám đốc Sở GDĐT công nhận bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông_tapchitaichinh

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng tương đương. Giám đốc Sở GDĐT công nhận bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị công nhận văn bằng.

Nếu văn bằng không đủ điều kiện công nhận hoặc quá thời hạn quy định mà không đủ căn cứ xác minh thông tin về văn bằng, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp không xác định được mức độ tương đương của văn bằng với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng cung cấp thông tin và công nhận giá trị của văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi CSGD nước ngoài đặt trụ sở chính. Trường hợp xác minh được văn bằng không hợp pháp hoặc hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng không trung thực, kết quả công nhận văn bằng bị hủy bỏ.

Văn bằng nào do nước ngoài cấp được công nhận tại Việt nam

Việc miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng không bao gồm việc xác thực văn bằng_lawkey.vn

Thông tư cũng nói rõ các trường hợp miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng đối với văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố; văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được GDĐT cử đi học bằng ngân sách Nhà nước; Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018) có hiệu lực thi hành.

Việc miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng không bao gồm việc xác thực văn bằng; cơ quan, tổ chức hoặc người sử dụng lao động chịu trách nhiệm xác thực văn bằng trong trường hợp cần thiết.

 

Link bài viết